Không thể phủ nhận được niềm vui, hạnh phúc lớn lao của những cặp vợ chồng khi biết được sự tồn tại của một sinh linh bé bỏng đang hình thành và phát triển dần trong bụng người mẹ.
Chính vì vậy, hôm nay Con Nhỏ mong muốn chia sẻ với ba mẹ về những dấu hiệu mang thai sau 7 ngày quan hệ thông qua những sự thay đổi ở cơ thể người mẹ.
Danh Mục
Cảm giác mệt mỏi
Người mẹ có cảm giác toàn thân mệt mỏi, không muốn làm việc gì, mà chỉ muốn nằm ngủ hay có cảm giác rất buồn ngủ thì đây chính là dấu hiệu có thai sau 1 tuần quan hệ.
Cảm giác mệt mỏi là dấu hiệu có thai tuần đầu tiên
Một số tài liệu cho rằng nguyên nhân là do sự thay đổi nội tiết tố trong cơ thể người mẹ khi nồng độ progesteron tăng cao làm dãn các cơ trơn, giúp cho trứng được thụ tinh di chuyển vào buồng tử cung làm tổ.
Đây cũng chính là biểu hiện có thai sau 5 ngày quan hệ mà các cặp vợ chồng nên biết.
Nhiệt độ cơ thể tăng
Cơ thể người mẹ tiết ra một loại nội tiết tố thai kỳ là progesteron giúp nuôi dưỡng mầm sống bé nhỏ đang tồn tại trong bụng mẹ.
Điều này khiến mẹ có cảm giác nóng hơn bình thường. Đây cũng chính là dấu hiệu có thai 1 tháng và có thể kéo dài đến 3 tháng đầu đối với một số mẹ bầu.
Để cảm thấy dễ chịu, mát mẻ hơn, mẹ bầu có thể uống nhiều nước hơn mà không cần dùng đến thuốc.
Bầu vú căng, đau và lớn hơn. Núm vú và quầng vú cũng sẫm màu hơn.
Nội tiết tố thay đổi làm cho các nang tuyến vú phát triển đẫn đến bầu vú của người mẹ đau, căng tức và có kích thước lớn hơn. Điều này để phục vụ cho việc tiết sữa nuôi con sau này.
Đồng thời, hiện tượng núm vú và quầng vú có màu sẫm hơn cũng chính là dấu hiệu thụ thai tuần đầu tiên mà các mẹ nên chú ý.
Táo bón, đầy hơi
Hormone thai kỳ gây ảnh hưởng ít nhiều đến hệ tiêu hóa, đồng thời sự phát triển của con yêu trong bụng mẹ làm tăng áp lực cho bàng quang và xương chậu, khiến mẹ có thê bị táo bón trong thai kỳ.
Dấu hiệu đã thụ thai thành công này khá phổ biến và gây khó chịu ở nhiều mẹ. Chính vì vậy, Con Nhỏ khuyến khích các mẹ nên bổ sung thêm chất xơ vào khẩu phần ăn hằng ngày để tránh táo bón hiệu quả hơn.
Đau đầu
Nhiều mẹ bầu không có dấu hiệu mang thai này. Theo ước tính, chỉ có khoảng 20% số mẹ bầu gặp phải hiện tượng đau đầu trong giai đoạn đầu thai kỳ. Và hiện tượng này có thể kéo dài từ tuần thứ 1 đến tuần thứ 6 của thai kỳ.
Mẹ bầu đau đầu trong giai đoạn đầu thai kỳ
Các mẹ sẽ bị đau khắp đầu, tuy nhiên chỉ với mức đố nhẹ. Việc nằm nghỉ ngơi, thư giãn và nghe nhạc êm dịu có thể giúp các mẹ cảm thấy dễ chịu và thoải mái hơn.
Đau bụng dưới hoặc đau lưng
Cảm giác đau bụng dưới hoặc đau lưng trong thai kỳ cũng giống với cảm giác đau trước mỗi kỳ kinh nguyệt nên thường bị các mẹ ngó lơ.
Đau bụng là dấu hiệu thụ thai thành công
Dây chằng ở lưng bị kéo dãn để chuẩn bị cho sự phát triển cực kỳ nhanh của con yêu, khiến mẹ gặp phải những cơn nhức mỏi dọc sống lưng. Mẹ chỉ cần tập luyện và nghỉ ngơi điều độ thì sẽ cảm thấy dễ chịu hơn.
Ra huyết âm đạo mức độ nhẹ
Đây chính là dấu hiệu thụ thai thành công sau quan hệ tương đối phổ biến ở nhiều mẹ bầu. Hiện tượng này xuất hiện vào những ngày cuối của tuần đầu tiên mang thai.
Khi di chuyển vào buồng tử cung để làm tổ, trứng thụ tinh sẽ chui xuống lớp niêm mạc dày của buồng tử cung gọi là hiện tượng cấy ghép, do đó gây ra hiện tượng xuất huyết. Huyết âm đạo lúc này chỉ là những vệt máu nhỏ, có màu nhạt hơn bình thường hoặc nâu đậm.
Dấu hiệu thai đã bám vào tử cung này không phải xảy ra ở tất cả các mẹ bầu mà chỉ có khoảng 20% phụ nữ mới gặp phải trường hợp này.
Đồng thời, trong thời gian này, một số mẹ bầu cũng thấy dịch âm đạo là chất dịch có màu trắng đục như màu sữa cũng xuất hiện nhiều hơn. Hiện tượng này là hoàn toàn bình thường, các mẹ không nên lo lắng.
Cảm giác thèm ăn đồ lạ, thay đổi thói quen ăn uống
Người mẹ có cảm giác thèm ăn những món lạ nhưng đang thích ăn đồ ngọt lại thèm đồ chua, chính là dấu hiệu thụ thai thành công.
Dấu hiệu này xuất hiện ngay từ tuần đầu tiên có thai và có thể kéo dài đến hết tháng thứ 3 của thai kỳ mà vẫn được gọi là giai đoạn ốm nghén của mẹ bầu.
Buồn nôn
Buồn nôn, nôn ói chính là dấu hiệu ốm nghén thai kỳ, có thể xuất hiện từ tuần đầu tiên mang thai cho đến hết tháng thứ 3 của thai kỳ, hiện tượng này sẽ giảm dần và biến mất.
Nguyên nhân gây ra buồn nôn và nôn ói là do thời gian này mẹ đặc biệt nhạy cảm với mùi thức ăn.
Mẹ bầu buồn nôn trong thai kỳ
Đối với một số mẹ bầu, hiện tượng ốm nghén này có thể kéo dài đến giai đoạn cuối của thai kỳ.
Đi tiểu nhiều hơn bình thường
Bàng quang bị gây áp lực và đè nén, nên chứa được ít nước hơn khiến các mẹ lúc nào cũng có cảm giác buồn tiểu.
Đồng thời, thể tích máu trong cơ thể tăng nên thận phải làm việc nhiều hơn, lượng nước cần thải ra cũng lớn hơn. Chính vì vậy, hiện tượng mắc tiểu thường xuyên chính là dấu hiệu có thai tuần đầu tiên rất chính xác ở các mẹ bầu.
Tâm trạng thay đổi thất thường
Cảm xúc của các mẹ có thể thay đổi một cách liên tục trong ngày, buồn vui bất chợt, khi lại lo lắng, bất an. Điều này cũng chính là dấu hiệu mang thai mà các mẹ nên lưu ý.
Nhạy cảm với mùi hương
Các mẹ trở nên vô cùng nhạy cảm với mọi mùi hương quanh mình như mùi nước hoa, mùi hói thuốc hay mùi thức ăn và có thể cảm thấy khó chịu và buồn nôn vì một số mùi hương nhất định. Đây chính là dấu hiệu có thai tuần đầu tiên mà các mẹ nên cần biết.
Mẹ bầu nhạy cảm với mùi đồ ăn
Trễ kinh
Khi đã đến ngày mà mẹ vẫn chưa thấy mình có kinh nguyệt, như vậy có thể là mẹ đã có thai. Tuy nhiên, các mẹ nên kiểm tra xem ngày kinh nguyệt của mình có đều hay không vì nguyên nhân trễ kinh cũng có thể đến từ việc mẹ bị stress, căng thẳng, mệt mỏi.
Trên đây Con Nhỏ đưa ra những dấu hiệu có thai tuần đầu tiên phổ biến nhất cho các cặp vợ chồng tham khảo để nhanh chóng biết được sự tồn tại và chào đón niềm vui với sinh linh bé nhỏ trong bụng người mẹ.