thực đơm cho trẻ mới ốm dậy

Trẻ ốm dậy biếng ăn mẹ nên làm gì để con cải thiện?

Trẻ ốm dậy sức đề kháng yếu, cơ thể mệt mỏi và vị giác kém. Vì thế, con thường biếng ăn và khiến quá trình phục hồi chậm hơn bình thường. Vậy trẻ ốm dậy biếng ăn phải làm gì? Hãy cùng theo dõi bài viết dưới đây.

Nguyên nhân khiến trẻ ốm dậy biếng ăn

Thông thường sau khi khỏi ốm trẻ sẽ ăn uống trở lại bình thường. Vì thế nếu tình trạng này kéo dài, bố mẹ nên tìm hiểu rõ nguyên nhân, kịp thời khắc phục và điều trị hiệu quả. Cụ thể:

Trẻ vẫn chưa khỏi ốm hoàn toàn

Sau khi khỏi ốm, nếu trẻ vẫn bị biếng ăn chứng tỏ một điều rằng cơ thể bé vẫn chưa hồi phục. Vì vậy, bố mẹ nên đưa con đến cơ sở y tế để được bác sĩ chuyên khoa thăm khám và lên thực đơn phù hợp. Tránh để kéo dài sẽ gây ảnh hưởng thể trạng, chiều cao cũng như trí tuệ của bé.

Biếng ăn có thể là do bé chưa khỏi ốm hoàn toàn
Biếng ăn có thể là do bé chưa khỏi ốm hoàn toàn

Hệ miễn dịch chưa phục hồi

Sau khi khỏi bệnh, hệ miễn dịch của bé vẫn bị suy giảm vì phải tiêu thụ quá nhiều năng lượng trong quá trình ốm. Đó là lý do tại sao bé không chịu ăn, chán ăn, ăn không ngon miệng trong thời gian này.

Do mẹ cho bé dùng nhiều kháng sinh khi ốm

Trẻ biếng ăn sau ốm có thể là do mẹ cho con uống kháng sinh nhiều để điều trị bệnh. Hệ quả là hệ vi sinh vật đường ruột bị mất cân bằng, ảnh hưởng đến hệ tiêu hóa cũng như quá trình hấp thụ dưỡng chất của con. Từ đó khiến bé lười ăn, thậm chí là suy dinh dưỡng.

Do phụ huynh kiêng khem cho bé quá kỹ

Khi trẻ bị ốm, rất nhiều phụ huynh đã bớt khẩu phần ăn của con bằng cách không cho bé uống sữa. Thay vào đó, chỉ cho trẻ ăn cháo trắng với muối cho lành khiến cơ thể bé ngày càng suy kiệt, không đủ đề kháng chống lại bệnh tật. Đây là một trong những nguyên nhân phổ biến khiến bé trở nên biếng ăn.

Việc kiêng khem quá mức cũng có thể khiến bé biếng ăn
Việc kiêng khem quá mức cũng có thể khiến bé biếng ăn

Làm thế nào để khắc phục tình trạng trẻ ốm dậy biếng ăn

Để khắc phục hiện tượng bé bị ốm không chịu ăn, mẹ nên áp dụng những biện pháp sau.

Trong lúc trẻ đang bị ốm

Khi bị ốm, trẻ thường cảm thấy mệt mỏi, vị giác rối loạn nên không muốn ăn. Tuy nhiên, đây là thời điểm bé cần bổ sung năng lượng để bù đắp cho hệ thống miễn dịch đang bị suy kiệt. Vì thế, khoảng thời gian này bố mẹ nên làm những biện pháp sau.

  • Cho trẻ uống sữa công thức vì trong sữa chứa đủ dinh dưỡng cần thiết cho con. Từ đó giúp bé hồi phục sức khỏe
  • Chia nhỏ bữa ăn trong ngày đồng thời tăng số bữa ăn để trẻ không thấy áp lực vì ăn quá nhiều một lúc
  • Cho con ăn những món loãng như súp, cháo. Bên cạnh đó, thực phẩm hàng ngày mẹ nên đa dạng, phong phú, tránh việc kiêng khem quá mức
  • Bố mẹ cũng nên bổ sung nhiều nước cho bé, nhất là những bé đang bị tiêu chảy. Ngoài ra với trường hợp này mẹ cần tránh dùng những loại thực phẩm nhiều đường và đồ uống có gas. Đồng thời không nên cho bé ăn món chứa nhiều chất xơ và ít dinh dưỡng, khó tiêu như tinh bột nguyên hạt, rau thô,…
  • Với những trẻ vẫn đang bú mẹ để tránh trẻ ốm dậy biếng ăn mẹ nên cho bé bú bình thường, chia nhỏ cữ bú tránh tình trạng bé nôn trớ do khó tiêu, tiêu hóa kém. Ngoài ra, mẹ nên bổ sung đa dạng thực phẩm trong các bữa ăn của mình để đảm bảo sữa có nhiều kháng thể
Xem ngay:  Cách hạn chế tạo ra thức ăn dư thừa và cách tận dụng

Sau khi trẻ khỏi ốm

Sau khi khỏi ốm, bé cần thời gian phục hồi cơ thể và vị giác. Sẽ mất khoảng 1-2 tuần để bé lấy lại cảm giác ngon miệng. Trong giai đoạn này, bé cần “ăn bù” để hồi phục sức khỏe. Để con ăn ngon trở lại bố mẹ cần phải duy trì quy tắc đúng bữa, đúng cữ cho con.

  • Ngoài ra để tránh tình trạng bé biếng ăn sau khi ốm, giai đoạn này mẹ nên tăng cường bữa phụ, đan xen với bữa ăn chính
  • Với trẻ tiêu chảy kéo dài, phụ huynh cần theo dõi sát sao tình trạng của bé và cẩn thận hơn khi chọn thực phẩm cũng như khẩu chế biến đồ ăn
  • Bên cạnh dinh dưỡng, với trẻ ốm không chịu ăn mẹ nên bổ sung các loại men tiêu hóa để giúp cân bằng vi khuẩn đường ruột. Đồng thời bổ sung vi chất giúp bé ăn ngon như kẽm, lysine, vitamin B1,…
Trẻ sau ốm mẹ nên đa dạng thực phẩm
Trẻ sau ốm mẹ nên đa dạng thực phẩm

Thực đơn dinh dưỡng cho trẻ ốm dậy biếng ăn

Bé ốm dậy không chịu ăn mẹ nên xây dựng thực đơn dinh dưỡng phù hợp cho con. Cụ thể:

Các chất dinh dưỡng cần bổ sung

Để bé ăn ngon, ăn nhiều và nhanh hồi phục sức khỏe mẹ nên bổ sung cho bé đầy đủ dưỡng chất như sau.

Chất đạm

Cung cấp chất đạm cho trẻ là cách tốt nhất giúp hệ cơ bắp nhanh chóng phục hồi, xua tan cảm giác mệt mỏi, uể oải. Chất đạm cũng giúp cơ thể trẻ trao đổi chất, điều hòa quá trình cân bằng chất lỏng. Một số thực phẩm giàu đạm mà mẹ có thể bổ sung cho con trong giai đoạn này gồm đậu nành, sữa, trứng, thịt nạc,…

Sắt

Chất sắt giúp bé bổ sung lượng máu dồi dào cho cơ thể. Từ đó cung cấp oxy cho não, giúp trẻ không bị mệt mỏi khi ốm. Một số thực phẩm giàu sắt bao gồm: Thịt bò, huyết lợn, gan lợn, khoai lang, yến mạch, mận khô,…

Kẽm

Trẻ ốm dậy biếng ăn mẹ có thể bổ sung thêm kẽm. Hoạt chất này có tác dụng tăng cường miễn dịch, giúp cơ thể bé chống lại cảm cúm. Không chỉ thế kẽm còn giúp kích thích vị giác, hạn chế tình trạng ốm dậy biếng ăn. Một số thực phẩm giàu kẽm bao gồm hàu, tôm, thịt bò, rau chân vịt, yến mạch,…

Thực phẩm giàu kẽm cho trẻ
Thực phẩm giàu kẽm cho trẻ

Canxi

Canxi giúp bé điều hòa hoạt động của hệ tuần hoàn và thần kinh. Vì vậy cung cấp canxi cho trẻ mới ốm dậy là cách tốt nhất để bé khỏe mạnh, tránh uể oải. Các thực phẩm giàu canxi bao gồm: lòng trắng trứng gà, sữa, cá trích, cá mòi, đậu phụ,…

Lysine

Là một trong số 12 axit amin thiết yếu cần thiết cho cơ thể bé. Hoạt chất này có tác dụng tăng cường miễn dịch, kích thích tiêu hóa giúp bé ăn ngon. Mẹ có thể bổ sung các thực phẩm giàu Lysine như đậu, sữa tươi, lòng đỏ trứng, cá lóc,…

Vitamin A

Vitamin A là chất giúp bé nhanh chóng hồi phục cơ thể, chống nhiễm khuẩn và tăng miễn dịch. Một số thực phẩm giàu vitamin A bao gồm bưởi, cam, cà rốt, bí đỏ, gan lợn,…

Xem ngay:  Tiểu sử cầu thủ Công Phượng Ngôi sao sáng của bóng đá Việt Nam - T1

Vitamin C

Vitamin C không chỉ tốt cho miễn dịch mà còn bảo vệ tế bào khỏe mạnh và giúp cơ thể phục hồi tốt hơn. Vì thế với trẻ ốm dậy biếng ăn mẹ nên dùng thêm các loại thực phẩm như quả tầm xuân, dưa hấu, cà chua, măng tây,…

Thực đơn 1 tuần cho bé biếng ăn sau khi ốm

Trẻ biếng ăn sau ốm không những ảnh hưởng đến sự phát triển mà còn khiến cho quá trình phục hồi gián đoạn. Dưới đây là những thực đơn cho trẻ mới ốm dậy biếng ăn.

Ngày 1

  • Bữa sáng: Súp gà
  • Bữa phụ: 1 cốc nước cam
  • Bữa trưa: Cháo lươn bí đỏ
  • Bữa phụ: Sữa chua
  • Bữa tối: Cháo thịt bò rau ngót
  • Bữa phụ: Sữa tươi

Ngày 2

  • Bữa sáng: Cháo trai
  • Bữa phụ: 3 múi bưởi
  • Bữa trưa: Cháo hành tây thịt bò
  • Bữa phụ: Bánh Flan
  • Bữa tối: Cơm trắng, cá hồi rán
  • Bữa phụ: 1 quả chuối

Ngày 3

  • Bữa sáng: 1 cốc sữa tươi
  • Bữa phụ: Sinh tố chuối, táo
  • Bữa trưa: Cháo bí đỏ, cá hồi
  • Bữa phụ: Sữa ngô nếp mè đen
  • Bữa tối: Cháo đậu xanh tía tô
  • Bữa phụ: Sữa đậu nành
Thực đơn sau ốm cho bé
Thực đơn sau ốm cho bé

Ngày 4

  • Bữa sáng: Súp khoai tây thịt bò
  • Bữa phụ: Bánh ngô
  • Bữa trưa: Cháo sườn non bí đỏ
  • Bữa phụ: Sữa hạt sen
  • Bữa tối: Cháo tôm ngô ngọt
  • Bữa phụ: Sữa yến mạch

Ngày 5

  • Bữa sáng: Súp cà chua sữa tươi
  • Bữa phụ: Chè khoai môn
  • Bữa trưa: Cháo tôm rau ngót
  • Bữa phụ: Bánh chuối nướng
  • Bữa tối: Canh gà ác hầm
  • Bữa phụ: Sữa chua hoa quả

Ngày 6

  • Bữa sáng: Cháo móng giò cà rốt
  • Bữa phụ: Bánh khoai tây
  • Bữa trưa: Cháo gà hạt sen
  • Bữa phụ: Nước ép cam
  • Bữa tối: Cháo chim đậu Hà Lan
  • Bữa phụ: Sữa ngô ngọt

Ngày 7

  • Bữa sáng: Súp khoai tây phô mai
  • Bữa phụ: Sữa đậu xanh hạt sen
  • Bữa trưa: Cháo cá chép
  • Bữa phụ: Nửa quả xoài
  • Bữa tối: Cháo ếch lá lốt
  • Bữa phụ: Sữa gạo lứt

Một số lưu ý khi chăm sóc trẻ ốm dậy biếng ăn

Bé ốm dậy không chịu ăn ngoài việc bổ sung dinh dưỡng, mẹ cần lưu ý những vấn đề sau trong cách chăm sóc.

Trẻ sau ốm nên ăn thức ăn lỏng
Trẻ sau ốm nên ăn thức ăn lỏng
  • Không ép trẻ ăn: Sau ốm, trẻ có cảm giác ăn không ngon và bị mệt mỏi. Vì vậy cha mẹ không nên ép buộc bé ăn bằng mọi cách. Bởi vì điều này có thể sẽ càng khiến con chán ghét việc ăn
  • Không cho bé ăn quá nhiều: Sau khi ốm dậy, cơ thể bé vẫn mệt mỏi và chưa sẵn sàng để tiêu hóa lượng lớn thực phẩm. Vì vậy ba mẹ không nên nôn nóng cho con ăn nhiều. Thay vào đó, hãy chia nhỏ bữa ăn và cung cấp lượng thực phẩm phù hợp với bé
  • Chăm sóc cho hệ tiêu hóa của bé: Khi ốm, trẻ uống nhiều thuốc kháng sinh vì vậy lợi khuẩn trong đường tiêu hóa đã bị sụt giảm. Do đó với trẻ ốm dậy biếng ăn mẹ nên cho bé dùng men vi sinh để cân bằng hệ sinh thái đường ruột, giúp bé tiêu hóa thức ăn tốt hơn
  • Cho bé ăn thức ăn dạng lỏng: Trẻ mới ốm dậy biếng ăn, hệ tiêu hóa chưa ổn định. Vì vậy mẹ nên cho bé ăn thức ăn lỏng như cháo, súp, canh. Tránh để con ăn thực phẩm khó tiêu, chứa nhiều chất béo hoặc đồ uống có gas
  • Uống nhiều nước: Cung cấp nước cũng là cách giúp trẻ ốm dậy biếng ăn thải độc tốt hơn. Mẹ có thể cho bé uống nước lọc, nước ép hoa quả từ cam, bưởi, dứa,…

Trẻ ốm dậy biếng ăn mẹ nên đừng sốt ruột. Thay vào đó hãy thay đổi chế độ ăn uống, bổ sung thêm men vi sinh để giúp các bé cải thiện hiệu quả.

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *