Trẻ đóng thóp sớm có sao không? 

Trẻ sơ sinh khi được vài tháng tuổi, nếu bố mẹ sờ lên đầu trẻ sẽ có thể thấy một vùng da mềm và phập phồng nhẹ. Điểm này được gọi là thóp. Vậy thóp của trẻ sơ sinh đóng lại khi nào? Trẻ đóng thóp sớm có sao không?

Trẻ đóng thóp khi nào?

Thóp là vị trí xương đỉnh đầu của trẻ chưa khép lại hết, bao gồm thóp trước và thóp sau. Thóp sau nằm giữa xương đỉnh và xương chẩm, thường đóng khi trẻ được khoảng 4 tháng tuổi. Thóp trước nằm giữa xương đỉnh và xương trán, với kích thước có thể thay đổi liên tục từ 0,6 – 3,6cm.

Thông thường, thời gian đóng thóp trung bình là khoảng 14 tháng. Khoảng 3 tháng sau sinh, tỉ lệ đóng thóp ở trẻ sơ sinh chỉ khoảng 1%. Tỉ lệ này sẽ tăng dần theo thời gian, đến 12 tháng là gần 40% và đến 24 tháng là 96%.

trẻ em đóng thóp sớm có sao không
Thóp là vị trí xương đỉnh đầu của trẻ chưa khép lại hết, bao gồm thóp trước và thóp sau.

Thóp có chức năng gì?

Thóp đóng vai trò quan trọng trong việc bảo vệ bộ não của trẻ khỏi những tác động của ngoại lực và hạn chế những ảnh hưởng từ áp lực bên ngoài. Thóp của trẻ như những khoảng đàn hồi, vậy nên nếu không có thóp, trẻ sẽ rất dễ bị đau, thậm chí bị xuất huyết trong não, ổ mắt và màng xương sọ. 

Xem ngay:  Bật Mí 3 Cách Nấu Cháo Gan Gà Ngon Và Bổ Dưỡng Nhất Cho Bé

Trẻ đóng thóp sớm có sao không?

Tình trạng đóng thóp sớm ở trẻ sơ sinh có thể xảy ra do não nhỏ hoặc do xương đầu cốt hóa sớm, từ đó cản trở quá trình phát triển của đại não. Việc này có thể ảnh hưởng ít nhiều tới sự phát triển trí tuệ của trẻ.

trẻ đóng thóp sớm
Thóp đóng sớm có thể ảnh hưởng tới sự phát triển của trẻ.

Vậy vì sao trẻ đóng thóp sớm?

Trẻ sơ sinh đóng thóp sớm có thể là do bẩm sinh hoặc do mẹ thường xuyên tiếp xúc với tia X-quang trong quá trình mang thai. Ngoài ra, thóp đóng sớm cũng có thể là do trẻ bị viêm não và đại ngão ngừng phát triển. 

Cách nhận biết tình trạng sức khỏe của trẻ sơ sinh qua thóp 

Nhiều bố mẹ cho rằng nếu thóp của trẻ rộng và đầu trẻ to thì con sẽ thông minh hơn. Tuy nhiên, chưa có nghiên cứu khoa học nào chỉ ra điều này là đúng. 

Để kiểm tra tình hình phát triển của trẻ sơ sinh qua thóp, bố mẹ cần quan sát và sờ để nhận biết tính chất và trạng thái của thóp:

  • Trẻ phát triển bình thường: Thóp bằng phẳng, phập phồng theo nhịp tim, khi bố mẹ sờ vào sẽ có cảm giác mềm và rỗng. 
  • Trẻ mắc các bệnh như viêm màng não, não úng thủy…: Thóp trước đầy đặn, thậm chí phồng lên. Điều này cho thấy áp suất trong đầu trẻ tăng cao (hay còn được gọi là tăng áp lực nội sọ). 
  • Trẻ bị mất nước do tiêu chảy, nôn, suy dinh dưỡng nặng: Thóp trowcs lõm xuống. 
Xem ngay:  Bật Mí 5 Món Súp Ăn Dặm Vừa Ngon Vừa Giàu Chất Bổ Dưỡng Cho Bé

dấu hiệu nhận biết trẻ đóng thóp sớm
Bố mẹ có thể nhận biết tình trạng sức khỏe của trẻ qua việc quan sát thóp.

Ngoài ra, thóp cũng có thể nho lên khi trẻ khóc, vì vậy bố mẹ nên kiểm tra thóp khi trẻ đang ở trạng thái bình thường, không khóc quấy. 

Nhiều bố mẹ thường lo lắng về việc chạm vào thóp của trẻ sơ sinh. Tuy nhiên, do thóp gồm nhiều mảng dày, nên nếu bố mẹ chỉ nhẹ nhàng chạm vào thóp trẻ thì sẽ không gây hại cho con.

Nếu thấy trẻ có bất kỳ dấu hiệu bất thường nào ở vùng thóp, bố mẹ nên đưa con tới gặp bác sĩ nhi khoa để được thăm khám và đưa ra các biện pháp hỗ trợ phù hợp. 

EMBEKHOC hy vọng bài viết trên đã đem đến cho bố mẹ những thông tin hữu ích nhất về việc trẻ đóng thóp sớm có sao không?

>>> Tham khảo thêm: Trẻ sơ sinh mấy tháng thì cứng cổ là bình thường?

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *