Trong giai đoạn 1-3 tuổi, trẻ nhỏ sẽ có nhiều thay đổi về cả mặt vật chất và nhận thức. Trẻ sẽ học được những kỹ năng cần thiết cho trẻ như: khả năng phối hợp tay chân, vốn từ, trí tưởng tượng, sự khéo léo hay kỹ năng nghe chủ động.
Danh Mục
Khả năng phối hợp giữa các bộ phận trên cơ thể
Trẻ nhỏ trong giai đoạn 1-3 tuổi thường đã có thể xếp các khối chồng lên nhau. Điều này cho thấy não và các bộ phận trên cơ thể đang hoạt động song song với nhau vì để có thể xếp được khối gỗ, ngoài khả năng kết hợp tay và mặt cũng như vận động tinh của trẻ phải thật hoàn thiện thì bản thân trẻ cũng phải hiểu về luật nguyên nhân – kết quả, trẻ mới xếp đúng vị trí được.
Để rèn luyện khả năng này của trẻ, bố mẹ nên để hẳn một khu vực trong nhà để trẻ có thể chơi xếp tháp. Ngoài ra, các hoạt động như phân loại hình khối, xếp hình cũng giúp trẻ phát triển khả năng phối hợp giữa các bộ phận trên cơ thể.
Khả năng ngôn ngữ
Ở giai đoạn này, trẻ đã có khả năng ghép hai từ vào với nhau cũng như thích trò chuyện với bố mẹ nhiều hơn. Chính vì thế, nếu được nói chuyện với bố mẹ càng nhiều, khả năng ngôn ngữ của trẻ càng phát triển. Khi trẻ nói với mẹ: “Mẹ, áo” thì bố mẹ nên đáp lại với trẻ bằng một câu nói dài đầy đủ cấu trúc câu như: “Đúng rồi, đây là áo của mẹ. Áo mẹ màu đỏ và có sọc ở đó?”.
Ngoài ra, khi đọc truyện cùng trẻ, bố mẹ hãy cố gắng làm câu chuyện trở nên thú vị bằng cách cho thêm nhiều âm thanh thú vị, chỉ vào tranh ảnh để giải thích cho trẻ và đặt câu hỏi về những gì vừa đọc cho dù trẻ có trả lời được hay không. Những hoạt động này sẽ giúp vốn từ của trẻ được mở rộng và phát triển nhanh chóng.
>>> Xem thêm: Những lưu ý để trò chuyện hiệu quả với trẻ nhỏ
Sự khéo léo
Sự khéo léo của trẻ thể hiện qua cách trẻ tự xúc thìa và cầm nắm một số thứ. Chính vì thế, để rèn luyện kỹ năng này, bố mẹ nên cho tập cho trẻ tự xúc ăn bằng thìa hoặc tự cầm bát trong mỗi bữa ăn cho dù trẻ có biết tự xúc được hay không. Tuy việc này có thể khiến nhà cửa bừa bộn đôi chút nhưng sẽ khuyến khích trẻ tự ăn và trở nên độc lập hơn.
Trí tưởng tượng
Nếu muốn biết khả năng tưởng tượng của trẻ đến đâu, hãy cho trẻ tập vẽ. Ban đầu, trẻ sẽ vẽ một vài đường nguệch ngoạc nhưng dần dần trẻ sẽ biết chọn màu cũng như vẽ những hình thù có chủ đích. Đây chính là dấu hiệu cho trẻ đang cố gắng thể hiện ý tưởng của mình.
Để phát huy được kỹ năng cần thiết này của trẻ, trong lúc trẻ vẽ hoặc chơi đất nặn, bố mẹ hãy chơi cùng trẻ nhé. Trong lúc chơi, bố mẹ có thể đặt một số câu hỏi như: “Con đang nặn hình gì vậy?, “Mẹ tô màu cùng con nhé?” để có thêm tương tác với trẻ.
Kỹ năng lắng nghe
Rèn luyện khả năng lắng nghe chủ động chính là rèn luyện khả năng tập trung của trẻ. Vì vậy, trước khi yêu cầu trẻ điều gì, bố mẹ nên đảm bảo rằng trẻ đang tập trung về phía bố mẹ. Bố mẹ có thể sử dụng những ngôn từ đơn giản để trẻ tiếp thu nhiều hơn. Dần dần khả năng lắng nghe của trẻ sẽ được cải thiện và trẻ có thể làm được những yêu cầu gồm hai đến ba bước của bố mẹ.
Em
Trong trường hợp, trẻ chưa thể hoàn thiện những kỹ năng cần thiết cho trẻ này, bố mẹ cũng không nên lo lắng quá. Mỗi đứa trẻ là một cá thế đặc biệt và sẽ có tốc độ phát triển khác nhau nên việc so sánh là không cần thiết. Quan trọng hơn cả là bố mẹ phải luôn kiên nhẫn và ở bên trẻ trong quá trình học hỏi và khám phá. Mong rằng sau khi đọc bài viết này của ODP, bố mẹ sẽ tự tin hơn trong việc chăm sóc và nuôi dạy con trẻ nhé.