Danh Mục
Cách Làm Xôi Ngũ Sắc Thơm Ngon, Đẹp Mắt Trong Những Ngày Lễ Tết
Xôi ngũ sắc là món ăn không thể thiếu trong mâm cỗ của gia đình Việt trong những ngày lễ Tết. Vì thế, bạn nào chưa biết cách làm xôi ngũ sắc thì hãy cùng tham khảo công thức dưới đây.
Xôi ngũ sắc không chỉ thu hút mọi ánh nhìn bởi màu sắc rực rỡ, hài hòa mà còn thơm đượm mùi gạo nếp. Vì thế, các bạn hãy học ngay cách làm xôi ngũ sắc dưới đây để cho cả gia đình thưởng thức nhé.
1. Ý nghĩa của xôi ngũ sắc
Xôi ngũ sắc là một món ăn tinh hoa ẩm thực của cao nguyên đá Hà Giang. Món ăn này thường được dùng trong tất cả những dịp lễ Tết của người Việt.
Từ những hạt gạo nếp mẩy tròn cùng các nguyên liệu thiên nhiên như: lá cây, quả gấc, nghệ,…qua bàn tay khéo léo của người phụ nữ dân tộc Tày đã tạo nên 1 món xôi đậm đà bản sắc dân tộc. Món xôi thường được làm sau những vụ lúa để vừa cảm tạ trời đất để ban cho dân làng một mùa màng tốt tươi vừa để cầu cho một năm mới làm ăn thuận lợi.
Món xôi ngũ sắc có 5 màu: đỏ, xanh, trắng, tím vàng biểu trưng cho ngũ hành. Theo quan niệm của người Tày, màu sắc của món xôi càng đẹp thì gia đình càng phát tài, phát lộc. Trong đó, màu đỏ mang ý nghĩa khát vọng. Màu xanh tượng trưng cho sự tươi tốt của núi rừng, cỏ cây. Màu vàng tượng trưng cho hạnh phúc ấm no đủ đầy. Màu tím tượng trưng cho sự trù phú của đất đai. Màu trắng tượng trưng cho tình yêu trong khiết, chung thủy.
Để chế biến món xôi ngũ sắc ngon và đẹp mắt, người Tày sẽ dùng gạo nếp cái hoa vàng – loại nếp mềm dẻo, có hương thơm ngọt ngào.
Gạo phải được ngâm trước khi nấu để món xôi mềm và dẻo hơn. Đồng thời, các nguyên liệu tạo màu cũng được lấy từ các nguyên liệu tự nhiên của núi rừng.
Xôi ngũ sắc là một món ăn tinh hoa ẩm thực của cao nguyên đá Hà Giang
2. Cách làm xôi ngũ sắc
Chuẩn bị nguyên liệu:
- 1kg gạo nếp cái hoa vàng
- 1 bó lá cẩm tạo màu tím
- 1 bó lá dứa tạo màu xanh
- ½ quả gấc tạo màu đỏ
- 100g nghệ tươi tạo màu vàng
- Gia vị cần thiết: Muối, đường
- Dụng cụ: Nồi hấp xôi, rây lọc, máy xay
Cách thực hiện:
Bước 1: Tạo nước màu ngâm gạo
- Màu tím: Lá cẩm rửa sạch, cho lên bếp đun sôi với 1 lít nước. Sau khi nước sôi, thả lá cẩm vào. Để nhỏ lửa trong khoảng 15 phút cho lá cẩm tiết ra màu tím.
- Màu xanh: Lá dứa rửa sạch, cắt khúc. Cho vào máy xay sinh tố, xay nhuyễn với 1 ít nước. Sau đó, dùng rây lọc, lọc lấy phần nước cốt.
- Màu đỏ: Lấy ruột gấc cho vào 1 chiếc bát, thêm chút rượu trắng vào. Đeo bao nilon và bóp kỹ cho đến khi phần thịt gấc tách ra khỏi hạt.
- Màu vàng: Nghệ tươi rửa sạch, giã nhuyễn, trộn với 1 lít nước lọc. Dùng rây lọc, lọc lấy nước vàng và loại bỏ bã.
- Màu trắng: Lấy màu trắng từ nước cốt dừa.
Gạo ngâm nước màu
Bước 2: Ngâm gạo
- Chia gạo nếp thành 5 phần bằng nhau rồi ngâm riêng từng phần gạo với nước màu trong khoảng 3 – 4 tiếng cho gạo nở ra và ngấm màu đẹp.
- Mỗi bát gạo ta sẽ cho thêm ½ thìa đường và ½ thìa muối vào cho gạo ngấm đều màu và đậm đà hơn.
Bước 3: Hấp xôi
- Sau khi ngâm gạo xong, bạn chắt hết nước đi, cho gạo vào chõ đồ xôi. Tiếp đến cho nước vào nồi hấp, cỡ 1/3 nồi và đun sôi. Sau khi nước đã xôi, vặn nhỏ lửa lại rồi xếp xửng hấp xôi vào. Hấp trong khoảng 30 phút là xôi chín.
- Bạn nên sử dụng chõ hấp xôi để xôi có độ tươi, dẻo và ngon nhất.
- Nếu bạn thích vị bùi béo thì có thể thêm nước cốt dừa vào. Tiếp tục hấp thêm 5 – 10 phút nữa là có thể nhấc chõ xôi ra ngoài.
- Thành quả là có một chõ xôi ngũ sắc vô cùng đẹp mắt và hấp dẫn.
Cách hấp xôi
3. Cách trang trí mâm xôi ngũ sắc đẹp, ấn tượng
Vốn dĩ, món xôi ngũ sắc đã sở hữu vẻ bề ngoài vô cùng bắt mắt, hấp dẫn bởi màu sắc đa dạng của chúng. Tuy nhiên, bạn có thể tham khảo thêm một số cách trang trí dưới đây để món xôi mang vẻ bề ngoài ấn tượng và hấp dẫn hơn.
- Sử dụng khuôn xôi ngũ sắc để hoàn tất quy trình làm xôi ngũ sắc với 5 màu sắc tựa như cánh hoa. Hơn nữa, thị trường hiện nay có rất nhiều loại khuôn làm xôi ngũ sắc giúp bạn nhào nặn nhiều hình dáng và kích thước khác nhau.
- Xếp xôi dạng tầng: Phân tầng món xôi ngũ sắc theo từng tầng, tầng màu đỏ, vàng, tím, xanh, trắng xen kẽ nhau. Ở tầng trên rắc thêm chút dừa nạo lên trên để món ăn thơm ngon, hấp dẫn hơn.
- Bày món xôi ngũ sắc ra mẹt. Lót kèm lá chuối hoặc lá dứa ở dưới cùng để mang đến một món ăn đậm chất truyền thống.
- Chuẩn bị các loại hộp đựng caramel có nắp. Trong đó nặn từng màu xôi bên trong rồi có thể trang trí hoa bằng cà chua lên trên.
Trang trí xôi ngũ sắc bằng khuôn hình cánh hoa
4. Một số lưu ý trong cách làm xôi ngũ sắc
- Tùy vào dung tích của chõ xôi, bạn có thể nấu một lúc một màu hoặc nhiều màu xôi. Nếu sử dụng chõ lớn, có thể đổ cả 5 màu xôi nấu cùng 1 lần. Còn trong trường hợp nồi nhỏ thì có thể nấu từng loại một để đảm bảo chất lượng nhé.
- Nếu xôi khô, bạn có thể dưới thêm chút nước cốt dừa và trộn đều lên để xôi có độ mềm dẻo, thơm nhất.
- Lượng nước cho vào nồi, khoảng 1/3 dung tích nồi. Nếu cho nhiều nước quá, sẽ làm hôi nước bốc lên mạnh gây nhão xôi.
- Nếu bạn hấp nhiều xôi thì nên dùng tay tạo các lỗ trên bề mặt gạo để gạo có độ thoáng nhất định. Khi nấu xôi, xôi sẽ chín đều hơn.
- Khi thực hiện cách nấu xôi ngũ sắc từ rau củ quả, bạn nên để thời gian ngâm nước màu lâu hơn, giúp món xôi thêm phần hấp dẫn. Không nên sử dụng phẩm màu để làm xôi ngũ sắc vì chúng sẽ khiến màu sắc quá tươi hoặc không được tự nhiên.
Trên đây là cách làm xôi ngũ sắc siêu ngon, siêu hấp dẫn trong những ngày lễ Tết. Các bạn hãy tham khảo để thực hiện nhé. Xôi ngũ sắc không chỉ có vẻ bề ngoài đẹp mắt mà ăn kèm với muối mè, dừa, nạo hay ruốc đều ngon tuyệt vời.
————————————————————–
Mẹ Khỏe Con Thông Minh: Shop Mẹ và Bé Hàng Đầu Việt Nam
Website: http://embekhoc.com/
Số điện thoại: 032.6950.552
Email: embekhoc@gmail.com
Địa chỉ: Tầng 3, Tòa nhà 24T3 Thanh Xuân Complex, Số 6 Lê Văn Thiêm, Thanh Xuân Trung, Thanh Xuân, Hà Nội